Lá lúa
* Hình thái
– Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
+ Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
+ Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
+ Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
+ Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
– Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
– Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được 1 lá.
Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày /1lá ở vụ mùa.
– Cuối thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng: khoảng 12 – 15 ngày / lá. cây lúa trỗ bông cũng là lúc hoàn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống :
– Giống lúa ngắn ngày: 12 – 15 lá
– Giống lúa trung ngày: 16 – 18 lá
– Giống lúa dài ngày : 18 – 20 lá
* Chức năng của lá
Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt.
*Chức năng của bẹ lá
– Chống đỡ cơ học cho toàn cây
– Dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông
Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.